TRANG SỨC LOVELY-trangsuclovely.vn

TRANG SỨC LOVELY-trangsuclovely.vn

301303010.jpg
221201330.jpg
033111130.jpg
330333210.jpg
202203030.jpg
222301310.jpg

Tôi có thu nhập khoảng 20 triệu đồng mỗi tháng. Nhưng từ khi đi làm đến nay, tháng nào tôi cũng gần như không còn dư. Mỗi tháng, tôi chi gần 8 triệu đồng tiền thuê nhà; ăn uống cũng bằng số tiền tương tự. Tôi ít khi mua sắm vặt, nhưng khá thích ngồi cà phê, đi karaoke, xem phim cùng bạn bè.

Hiện giờ tôi rất muốn kiểm soát chi tiêu cá nhân nhưng không biết phải bắt đầu từ đâu, lấy gì làm tiêu chí. Hy vọng chuyên gia đưa cho tôi lời khuyên.

Văn Tiến

Bước quan trọng trong kiểm soát chi tiêu là xác định và phân chia thu nhập thành những nhóm biệt lập, ứng với nhu cầu sinh hoạt. Ảnh: Forbes

Bước quan trọng trong kiểm soát chi tiêu là xác định và phân chia thu nhập thành những nhóm biệt lập, ứng với nhu cầu sinh hoạt. Ảnh: Forbes

Chuyên gia tư vấn:

Trước khi đến với việc kiểm soát chi tiêu, tôi nghĩ điều quan trọng nhất là bạn nên xác định một mục tiêu tài chính cụ thể, rõ ràng, khả thi và đo lường được. Mục tiêu có thể là mua căn chung cư đầu tiên với giá 2 tỷ đồng, hay hàng năm sẽ biếu bố mẹ một chuyến đi du lịch nước ngoài 100 triệu. Khi bạn đã có một mục tiêu cụ thể và mong muốn đạt được nó, việc quản lý chi tiêu sẽ đơn giản và hiện thực hơn.

Đối với việc kiểm soát chi tiêu hay còn gọi là quản lý chi tiêu, có nhiều phương pháp hiệu quả mà các chuyên gia tài chính khuyến nghị như "phương pháp 6 chiếc lọ", "quy tắc 50-30-20" hay "phương pháp bìa thư". Mỗi phương pháp đều có ưu điểm riêng, tuy nhiên, đa số đều cần sử dụng các ứng dụng quản lý chi tiêu, ghi chép hoặc sử dụng tệp excel để quản lý việc chi tiêu.

Việc quản lý này sẽ cần sự kỷ luật từ phía người sử dụng. Thông thường tính kỷ luật này chỉ được mọi người kéo dài vài tuần hoặc dài nhất vài tháng. Lý do chính khiến họ từ bỏ là cảm thấy tốn thời gian, không ghi chép đầy đủ do lúc nhớ lúc quên. Ngoài ra, việc quản lý thông qua các ứng dụng, ghi chép hoặc tệp excel sẽ có mục đích quản trị, ghi chép chi tiêu đã xảy ra, hơn là khoanh vùng chi tiêu cho tương lai.

Sau đây, tôi sẽ chia sẻ một phương pháp hiệu quả, đơn giản được điều chỉnh từ quy tắc quản lý chi tiêu 50-30-20. Điểm mấu chốt của phương pháp này là bạn sẽ cô lập chi phí hàng tháng, chỉ cho phép mình chi tiêu trong hạn mức đã đề ra. Với kỷ luật và công cụ hỗ trợ đã xác định ngay từ đầu, việc tiết kiệm sẽ trở nên hiệu quả và dễ dàng hơn.

Đầu tiên, chúng ta cần xác định thu nhập sẽ được chia làm ba phần. Thứ nhất là tiết kiệm và đầu tư. Thứ hai, chi phí giải trí và hưởng thụ như tiền ăn ngoài (với chi phí lớn hơn 20-30% so với chi phí ăn bình thường), tiền đi du lịch, đi chơi. Thứ ba, chi phí thiết yếu như tiền thuê nhà, tiền chợ, tiền mua sắm cá nhân cơ bản, tiền bảo hiểm nhân thọ, tiền biếu bố mẹ.

Bạn lưu ý rằng việc xác định khoản chi tiêu nào cho chi phí giải trí - hưởng thụ và khoản chi tiêu nào cho chi phí thiết yếu sẽ còn phụ thuộc vào lối sống và phong cách sống của mỗi người. Ví dụ, anh có thể xem chi phí uống cà phê là thiết yếu, bắt buộc phải có, trong khi người khác lại xem khoản này là giải trí và hưởng thụ, chi phí muốn chứ không phải chi phí cần.

Sau khi xác định các loại chi phí, bước tiếp theo là bạn phải quản lý chi tiêu và tiết kiệm. Bạn cần có 2 tài khoản chính dành cho việc chi tiêu, tài khoản chi tiêu thiết yếu và tài khoản chi tiêu giải trí.

Khi nhận được thu nhập, việc đầu tiên bạn nên làm là "trả tiền cho mình trước", trích ra từ 10- 20% thu nhập vào khoản tiết kiệm. Đây là mức chúng tôi khuyến nghị cho thu nhập 20 triệu mỗi tháng và đang có một người phụ thuộc. Nếu không có người phụ thuộc, mức tiết kiệm này cần tăng lên trên 20%, càng nhiều càng tốt. Sau này nếu thu nhập của bạn tăng lên, tỷ trọng tiết kiệm cũng cần tăng lên theo thu nhập.

Sau đó, bạn sẽ trích 10% thu nhập vào tài khoản chi tiêu giải trí, tối đa là 15% thu nhập. Phần còn lại sẽ dành cho tài khoản chi tiêu thiết yếu. Sau khi trừ các chi phí cố định, như tiền thuê nhà, sinh hoạt, đi lại, mua sắm cơ bản, khoản tiền còn lại sẽ là tiền chợ, tiền ăn uống.

Ví dụ, đến tuần thứ 4 của tháng, tài khoản thiết yếu chỉ còn 500.000 đồng cho tiền chợ, đây sẽ là mức tiền chợ cho hết tuần cuối cùng và bạn cần gói gém trong khoản tiền này. Điểm hay ở phương pháp này là bạn sẽ không chi lố khỏi số tiền đã quy định sẵn.

Hàng tháng, bạn vẫn cứ đều đặn chuyển tiền vào các tài khoản dù tài khoản vẫn còn dư tiền. Nếu tài khoản thiết yếu của bạn đến cuối tháng vẫn còn tiền thì có thể sử dụng hết, hoặc chuyển vào tài khoản tiết kiệm. Đây cũng coi như là phần thưởng cho bản thân trong việc kiểm soát và quản lý chi tiêu. Bạn vẫn có thể tận hưởng cuộc sống và không phải lo lắng rằng mua món này hay món nọ có ảnh hưởng đến chi tiêu hay không.

Đối với tài khoản giải trí và hưởng thụ, số tiền còn dư tích lũy sẽ chính là quỹ du lịch, quỹ mua sắm. Bạn sẽ không còn phải cân nhắc về đi du lịch sắp tới nên ở khách sạn 4 sao hay 3 sao mới hợp lý, vì đã nắm rõ số tiền trong quỹ này là dành cho chuyến đi sắp tới của bản thân.

Tôi đưa ra ví dụ con số cụ thể, với giả định là bạn không có người phụ thuộc nào và thu nhập hàng tháng cố định 20 triệu. Theo đó, bạn tiết kiệm và đầu tư 4 triệu đồng. Sau đó, chi phí hưởng thụ và giải trí sẽ khoanh vùng trong 2 triệu đồng. Cuối cùng, chi phí thiết yếu sẽ là 14 triệu đồng.

Bạn sẽ cần thời gian để thích ứng cũng như thay đổi các chỉ số cho phù hợp với lối sống. Quy tắc này có thể giúp bạn thoải mái chi tiêu trong kế hoạch, mà không cần phải cân nhắc quá nhiều trước khi chi tiêu.

Nguyễn Thị Thùy Chi

Chuyên gia Hoạch định tài chính cá nhân

tại Công ty Tư vấn đầu tư và Quản lý gia sản FIDT

Facebook chat