TRANG SỨC LOVELY-trangsuclovely.vn

TRANG SỨC LOVELY-trangsuclovely.vn

301303010.jpg
221201330.jpg
033111130.jpg
330333210.jpg
202203030.jpg
222301310.jpg

Bất động sản công nghiệp là lĩnh vực Công ty Quốc tế Sơn Hà (mã SHI) lấn sân từ năm ngoái, với dự án khu công nghiệp Tam Dương (Vĩnh Phúc), diện tích 162 ha. Dự án này vừa được khởi công cuối tháng 4 năm nay. Tại đại hội cổ đông thường niên 2023 của công ty ngày 30/5, các cổ đông quan tâm tới việc bao giờ lĩnh vực mới đem lại doanh thu cho tập đoàn này.

Ông Lê Vĩnh Sơn, Chủ tịch Sơn Hà cho biết việc đầu tư vào bất động sản công nghiệp được doanh nghiệp chuẩn bị từ cách đây 5 năm. Dự án khu công nghiệp Tam Dương sau khi khởi công, hiện đã giải phóng mặt bằng 100 ha. Tỉnh Vĩnh Phúc cũng bàn giao 81 ha đất sạch và cấp giấy phép đầu tư để Sơn Hà triển khai hạ tầng.

Theo kế hoạch, dự án vừa giải phóng mặt bằng, vừa làm hạ tầng, hoàn thiện pháp lý và mời nhà đầu tư thuê. "Mục tiêu 6 tháng tới sẽ cho thuê hơn 20 ha đất thương phẩm, đem lại doanh thu khoảng 400-500 tỷ đồng", ông Sơn nói.

Ông nhìn nhận, thị trường bất động sản nhà ở hiện "đóng băng" nhưng phân khúc đất cho thuê công nghiệp, nhà xưởng vẫn có cơ hội, tiềm năng.

"Hiện có sự cạnh tranh về giá giữa chủ đầu tư các khu công nghiệp. Nơi nào đầu tư hạ tầng, dịch vụ tốt vẫn thu hút nhà đầu tư tìm thuê. Chúng tôi cố gắng giữ nhịp, phát triển lĩnh vực này để bổ trợ cho các lĩnh vực kinh doanh khác của doanh nghiệp năm nay", Chủ tịch Sơn Hà chia sẻ.

Ông Lê Vĩnh Sơn, Chủ tịch Sơn Hà (giữa) trả lời cổ đông tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023, ngày 30/5. Ảnh: Anh Minh

Ông Lê Vĩnh Sơn, Chủ tịch Sơn Hà (giữa) trả lời cổ đông tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023, ngày 30/5. Ảnh: Anh Minh

Cũng theo ông, các doanh nghiệp sản xuất, trong đó có Sơn Hà không tránh khỏi ảnh hưởng khi thị trường Việt Nam, quốc tế trải qua giai đoạn khó khăn chưa từng có. "Ngay ở giai đoạn khủng hoảng kinh tế trước đây, năm 2008, chúng tôi cũng không thấy khó khăn như bây giờ", ông nhận xét.

Tuy vậy, Chủ tịch Lê Vĩnh Sơn cho hay nhờ chiến lược chú trọng đầu tư, phát triển ngành hàng truyền thống, gồm sản phẩm gia dụng (sản phẩm Thái dương năng, nhà bếp) và công nghiệp (ống thép inox ), giúp đơn vị này ổn định hơn trong khó khăn chung của thị trường.

"Ngành hàng chủ lực truyền thống đã giúp chúng tôi trụ được, vượt qua khủng hoảng, khó khăn kinh tế. Đơn hàng cho tới tháng 5 vẫn rất khó khăn, nhưng tình hình tháng 6 tới khả quan hơn", ông Sơn nói.

Hiện thị trường nội địa chiếm khoảng 77% doanh thu của doanh nghiệp này, xuất khẩu khoảng 23%. Trong đó, sản phẩm gia dụng chiếm tỷ trọng 60% hàng bán, xuất khẩu; còn lại là sản phẩm công nghiệp khoảng 40%.

Miền Bắc vẫn là thị trường trọng điểm của doanh nghiệp hàng đầu về sản xuất bồn inox, với 60% lượng hàng bán; miền Trung và Nam là 40%. Năm nay, doanh nghiệp này tiếp tục đặt mục tiêu mở rộng thị trường nội địa, nhất là miền Trung và Nam. Cùng đó, mở rộng thị trường xuất khẩu sang Mỹ, EU, bên cạnh thị trường chính là Ấn Độ như năm 2022.

Ông Sơn nói thêm, các lĩnh vực đầu tư của Sơn Hà, truyền thống hay lĩnh vực mới phát triển đều theo hướng kinh tế xanh. "Chúng tôi sẽ không đầu tư vào ngành tốn kém tài nguyên, ô nhiễm môi trường. Bối cảnh khó khăn buộc chúng tôi phải cân bằng phát triển giữa các lĩnh vực và làm tới đâu chắc tới đó", ông Hà nhìn nhận.

Năm nay, Công ty cổ phần Quốc tế Sơn Hà đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất 8.000 tỷ đồng, lãi sau thuế 80 tỷ đồng, tương đương mức thực hiện năm 2022. Cổ tức chia ở mức 8%. Tập đoàn đầu tư thêm nhà máy sản xuất các sản phẩm gia dụng và ống thép inox tại phía Nam, và mở rộng thị trường xuất khẩu thêm 10 quốc gia so với năm 2022.

Năm ngoái doanh nghiệp này đã bắt đầu tái cấu trúc và quá trình này vẫn tiếp diễn trong năm nay, để nâng cao quản trị, bán hàng, giảm chi phí và tăng năng lực cạnh tranh, tạo đột phá với những ngành tiềm năng như năng lượng tái tạo và bất động sản công nghiệp.

Anh Minh

Facebook chat